Đại biểu Quốc hội Lê Công Nhường phát biểu sáng nay 1-11 tại QH đã kiến nghị cho Đại học FPT triển khai thí điểm thu học phí bằng bitcoin đối với sinh viên nước ngoài nhằm giúp xây dựng Đề án hoàn thiện khung pháp lý để xử lý và quản lý các loại tài sản ảo, tiền ảo tốt hơn.
Sáng ngày 1/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về các vấn đề liên quan tới phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam năm 2017 – 2018. Phát biểu thảo luận tại hội trường, đại biểu Lê Công Nhường đến từ Bình Định cho rằng cách mạng công nghệ 4.0 đang tác động mạnh vào nền kinh tế Việt Nam cả về mặt thuận lợi lẫn bất lợi.
Cũng liên quan tới công nghệ, vị đại biểu Quốc hội này đánh giá thêm về vấn đề đồng tiền ảo Bitcoin về ssự kiện đại học FPT chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin đối với sinh viên nước ngoài. Sự kiện này đã gây chấn động dư luận suốt tuần qua tuy nhiên đã bị ngân nhà nước Việt Nam lên tiếng cảnh báo ngay lập tức.
Ông Nhường nhận xét, Bitcoin và tiền điện tử hiện là một chủ đề gây sốt trong giới tài chính nói riêng và toàn xã hội nói chung. Hiện một số nước đã công nhận là phương tiện thanh toán như Nhật Bản, Phần Lan. Trong năm qua, Thủ tướng chính phủ đã ban hành khung đề án hoàn thiện pháp lý và xử lý các loại tài sản ảo, tiền ảo và tiền điện tử. Tuy nhiên, để bắt kịp với xu thế toàn cầu, Chính phủ nên tìm lời giải sớm trong bối cảnh hợp đồng mua bán đã diễn ra nhộn nhịp. Đại biểu Nhường phát biểu mong muốn:
“Tôi kiến nghị Chính phủ nên cho đại học FPT triển khai thí điểm với sinh viên nước ngoài và trong một thời gian nhất định. Từ đó chúng ta đánh giá hiệu quả, tác động xã hội để tìm kiếm các phương án tiếp theo”
“Tôi mong Chính phủ tìm lời giải sớm trong bối cảnh hoạt động mua bán đang diễn ra nhộn nhịp. Một số nước công nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán như Nhật Bản, Phần Lan”
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấm sử dụng Bitcoin dưới hình thức thanh toán
- Việt Nam: Bitcoin là “hàng” hay là “tiền” trong một giao dịch?
Trước đó, Hiệu trưởng trường ĐH FPT ông Lê Trường Tùng đã có thông báo chấp nhận thu học phí bằng bitcoin, trước mắt sẽ áp dụng phương thức thanh toán này đối với các sinh viên nước ngoài. Tuy nhiên đến sáng 28/10, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản khẳng định bitcoin và các loại tiền ảo tương tác khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
Việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức phạt tiền từ 150 triệu đến 200 triệu đồng.
Đồng thời, từ ngày 1/1/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Bitpay sẽ tạm ngưng tất cả các dịch vụ trong thời điểm Hard Fork SegWit2x
- Bitcoin lập kỉ lục 6.400 USD sau khi CME thông báo về thị trường kì hạn tiền kĩ thuật số
- Ứng cử viên mới cho chức Chủ tịch FED sẽ ảnh hưởng thế nào đến cộng đồng Bitcoiner?
- Thế hệ kế tiếp của các thiên tài công nghệ đang bắt đầu nghiên cứu cryptocurrency
Video đề xuất
Nguồn tổng hợp