Khủng hoảng của Nasdaq thời kỳ bong bóng Dot-com có đang ứng vào Bitcoin?

Bitcoin đang có chiều hướng rất giống trường hợp của Nasdaq trong suốt khủng hoảng bong bóng Dot-com gần 20 năm trước, nhưng với tốc độ nhanh hơn nhiều, theo nghiên cứu được công bố bởi Morgan Stanley hôm qua.

Bà Sheena Shah, chiến lược gia Morgan Stanley, cho biết:

“Chỉ có điểm khác biệt là, Bitcoin đang đi nhanh hơn gấp 15 lần.”

Biến động giá trên thị trường và khối lượng giao dịch có thể là dấu hiệu cho thấy lịch sử Nasdaq đang lặp lại. Thị trường theo chiều giá xuống (Bear Market) đối với tiền tệ số không phải là điều mới mẽ. Kể từ khi được tạo ra vào năm 2009, qua 11 năm hoạt động, Bitcoin đã trải qua 4 lần sụt giảm nhiều như thế. Có khi mức giá còn giảm từ 28 đến 92%, Shah cho biết. Theo dữ liệu từ CoinDesk, giá trị của Bitcoin đã giảm khoảng 70% kể từ đỉnh cao 20.000 USD tháng 12 năm ngoái xuống dưới mức 7.000 USD trong tháng 2 vừa qua.

Trung bình, giá Bitcoin đã mất khoảng 45% đến 50% giá trị trong mỗi chu kỳ giảm, điều này tương tự như Nasdaq 18 năm về trước.

Khối lượng giao dịch cũng là yếu tố đáng lưu tâm. Từ tháng 12 trở đi, khối lượng mua – bán Bitcoin đã tăng gần 300%, nhưng trước mỗi lần Bear Market xuất hiện, khối lượng giao dịch đều tăng đáng kể.

Cụ thể, bà Sheena Shah cho biết:

“Sự gia tăng khối lượng giao dịch không phải là dấu hiệu hoạt động đầu tư nhiều hơn mà là một sự vội vàng, bán tháo để “out” khỏi thị trường.”

Có ba loại tiền tệ chính được sử dụng để mua Bitcoin: USD, đồng Nhân dân tệ, Yên Nhật. Tuy nhiên, trong Bear Market gần đây nhất, một loại tiền tệ số mới mang tên Tether đã chiếm một phần lớn hơn trong giao dịch Bitcoin.

Tether là một token số được hậu thuẫn với mỗi đồng USD cho mỗi đơn vị tiền tệ, đồng nghĩa giá thị trường của nó là 1 USD. Về mặt lý thuyết, Tether có thể ổn định hơn so với hầu hết các đồng tiền số khác luôn có sự dao động giá rất lớn.

Bà Shah cho biết:

“USDT (Tether) không phải là một đồng tiền lớn nhưng việc sử dụng ngày càng nhiều của nó là một sự phát triển thú vị. Trong những năm tới, chúng tôi cho rằng thị trường có thể dần chuyển sang giao dịch chéo giữa các cryptocurrency/token và chỉ giao dịch thông qua các sổ cái phân tán chứ không qua hệ thống ngân hàng.”

Theo Bloomberg báo cáo vào tháng 1, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ đã gửi trát đòi hầu tòa đến Tether. Cụ thể về sự kiện này như sau, Tether tuyên bố sẽ có 2.2 tỷ USD tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng của mình để chi trả cho các Tether token với tỷ lệ 1: 1. Nhưng công ty đã không thể chứng minh được tài khoản dự trữ của mình tại ngân hàng. Nên các nhà chức trách đã đặt ra câu hỏi: Thực sự thì công ty này có khoản tiền đảm bảo đó hay không?

Sau nhiều lần hứa hẹn sẽ có bằng chứng kiểm toán rõ ràng, vào ngày 27.1.2018, một số trang tin cho biết Tether đã ngừng hợp tác với công ty kiểm toán của nó – Friedman LLP. Có vẻ như đây là điều khá bất thường khi một trong hai công ty có hành động như vậy mà không đưa ra tuyên bố chính thức nào. Nhiều người trong cộng đồng tỏ ra khá quan ngại và không biết liệu Tether có thực sự duy trì đủ nguồn quỹ dự trữ Tether token hay không. Và sự thật là Tether đã ngừng hợp tác với công ty kiểm toán trên. Điều này đồng nghĩa nó đang đi ngược lại với mục tiêu ban đầu về việc nâng cao tính minh bạch cho hệ thống.

 

Cập nhật tin tức mới nhất trên kênh Telegram.

Hãy cùng tham gia thảo luận và kết bạn tại Diễn đàn Tiền Điện Tử.

Săn lùng sản phẩm về cryptocurrency tại Shop Tiền Điện Tử.

Video đề xuất: [CoinDaily 19.03.2018] Cả thế giới cryptocurrency thu bé lại bằng cụm từ “G20” 

P.Trâm – Theo CNBC