Nhà phát triển Ethereum: smart contract có khả năng tự quản, tự mở rộng

Smartcontract là một trong những phát minh thú vị của công nghệ. Các hợp đồng này không chỉ được sử dụng để thực hiện các chức năng tự động mà còn tạo ra được những mô hình kinh doanh mới như các dự án ICO cryptocurrency. Mặc dù công nghệ này hiện tại có thể không có khả năng tự hoạt động và tự mở rộng. Tuy nhiên, Vitalik Buterin và Joseph Poon đã đưa ra một giải pháp để giải quyết vấn đề này. Đó chính là nền tảng Plasma.

Liệu những smartcontract này có khả năng tự quản và tự mở rộng?

Chúng ta đã được chứng kiến nhiều trường hợp sử dụng khác nhau đối với các smart contract trong cuộc sống. ICO Cryptocurrency là trường hợp sử dụng chính của các smart contract, mặc dù các công nghệ của Ethereum còn sử dụng nhiều công nghệ khác hơn thế nữa ngoài những smart contract. Việc làm nổi bật khả năng của những smart contract đã được chứng minh là một thử thách lớn. Chủ yếu là do những vấn đề phát sinh vào thời điểm tiến hành mở rộng các smart contract hay làm cho các hợp đồng này có khả năng tự quản.

Nếu các hợp đồng này có thể đáp ứng yêu cầu từ Vitalik Buterin và Joseph Poon thì tình hình sẽ thay đổi sớm. Họ đã giới thiệu đến thế giới về ý tưởng cho các smart contract có khả năng tự quản và tự mở rông. Dự án được biết đến là Plasma – phục vụ như là một khuôn khổ đề xuất cho việc thi hành và thực hiện có hiệu quả các smart contract. Mục đích cuối cùng của công nghệ này có thể là mở rộng một lượng đáng kể vấn đề cập nhập thông tin trong mỗi giây. Trong một thế giới lí tưởng, số lượng truy cập một ngày nào đó có thể đến 10 con số.

Capture7

Đã đến lúc chúng ta nên nhìn nhận tốt về những ứng dụng tài chính từ các smart contract. Ngay bây giờ, hầu như tất cả những gì xoay quanh công nghệ này đều có liên quan mật thiết về tài chính. Mặc dù đây là những điều tích cực đáng được nhìn nhận và những ứng dụng tài chính này cũng có thể làm che giấu những tiềm năng thực sự của các smart contract. Khi bắt buộc sự thay đổi thì đòi hỏi cần phải thực hiện rất nhiều công việc. Và việc làm cho các Blockchain Ethereum có khả năng đại diện được cho một lượng lớn các ứng dụng tài chính phân quyền sẽ không sớm xảy ra.

Đồng thời, Buterin và Poon cũng dự định tập trung vào việc làm cho Dapps trở nên khả thi hơn – không chỉ để xử lý hoạt động tài chính mà còn là một cách để đưa ra các ưu đãi kinh tế mới cho các dịch vụ truyền tải dữ liệu liên tục. Nếu điều này thành công, Plasma có thể cung cấp một giải pháp khả thi để rời xa các server máy chủ tập trung. Đây là một mục tiêu cao cả và đầy tham vọng của các nhà phát triển, nhưng đó cũng không phải là hoàn toàn không thể đạt được. Hiện đang có một số “cuộc chiến” cạnh tranh khốc liệt đối với các server máy chủ tập trung.

closeup of a hand touching a plasma lamp 90751728 58a8e5023df78c345b769a69

Việc Whitepaper liên kết với các smart contract có khả năng tự quản và tự mở rộng này rất đáng lưu ý. Nó chứa đựng rất nhiều thông tin kỹ thuật mà các nhà phát triển và các lập trình viên muốn phát triển. Những smart contract này sẽ được xây dựng trên chính Plasma Blockchain thông qua sử dụng các fraud proof. Tình trạng chuyển tiếp liên kết với các smart contact này có thể được thực hiện trên Blockchain gốc như là chuỗi Ethereum, nếu cần. Nghe có vẻ hơi lạ khi xây dựng một chuỗi Blockchain mới nhưng trong trường hợp này lại là một cách tiếp cận hợp lí.

Plasma sẽ cung cấp các cơ chế để đảm bảo thực hiện đúng dữ liệu. Như đối với trường hợp của bất kỳ hệ thống phân quyền nào, luôn có chỗ cho sự lạm dụng nếu người ta có xu hướng đi theo con đường đó. Khen thưởng cho người có hành vi tốt là điều cần thiết trong những tình huống như thế. Ngoài ra, dự án mới này sẽ cho phép tiến hành các giao dịch với chi phí thấp và các tính toán mở rộng. Sẽ rất thú vị để xem dự án đó có thành công hay không.

Video đề xuất:

Xem thêm:

D.Van – tiendientu.org

themerkle – 14.8.2017